Các loại sơn Epoxy trên thị trường

Sơn Epoxy là một loại sơn chuyên dụng trong lĩnh vực sơn và chất phủ. Đối với các bề mặt sàn công nghiệp thì đây là loại sơn quen thuộc và gần như không thể bị thay thế. Sơn Epoxy có các đặc tính nổi bật như độ bám dính, độ bền và chống va đập cao, bề mặt tuy bóng nhưng khả năng bám dính lại rất tốt, chống thấm hoàn hảo… Do đó, sản phẩm này được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp như sơn sàn, sơn kim loại, bể bơi, chống thấm…

Sơn Epoxy

Trên thị trường hiện nay, sơn Epoxy được sản xuất bởi nhiều hãng như Jotun, Nippon, Kova... với công thức và những ưu nhược điểm khác nhau. Vậy sơn Epoxy có thành phần cấu tạo chung cũng như được phân loại như thế nào?

1. Sơn Epoxy là gì?

Sơn Epoxy được tạo nên từ 2 thành phần chính, đó là dung môi và chất đóng rắn polyamide, ngoài ra còn có một số chất phụ gia khác.

Sơn Epoxy có gốc nhựa composite giúp tạo độ dẻo và độ đàn hồi làm cho lớp sơn có độ bền cao, chống nước và thời tiết khắc nghiệt cực tốt.

Ngoài các đặc tính về độ bền, độ bám dính, sơn Epoxy còn có một số tính năng nổi bật như có thể chống tĩnh điện, chống rỉ sét hay chịu đựng nhiệt độ cao, sự ăn mòn từ axit, hóa chất…. Do đó sản phẩm này được sử dụng nhiều làm chất phủ bề mặt chuyên dụng cho các bề mặt như sàn công nghiệp, sàn tàu thuyền, các công trình có cấu trúc kim loại…

2. Các thành phần chính của sơn Epoxy

Sản phẩm được chia làm 2 loại là sơn Epoxy 1 thành phần và sơn Epoxy 2 thành phần.

Sơn Epoxy 1 thành phần có cấu tạo chính từ gốc dầu Alkyd kết hợp với bột màu và thường được sử dụng làm lớp chống rỉ cho các bề mặt kim loại.

Sơn Epoxy 2 thành phần gồm thành phần A và thành phần B kết hợp với nhau mới có thể kết dính và đóng rắn được.

Thành phần A: chủ yếu là nhựa Epoxy, bột tạo màu, dung môi và một số chất phụ gia khác,…

Thành phần B: chứa chất đóng rắn, giúp liên kết các phân tử Epoxy lại với nhau.

Trong đó:

  • Chất kết dính: là chất tạo nên sự kết dính giữa các loại bột và màu trong sơn, và tạo màng bám dính trên bề mặt.

  • Bột độn được pha vào để gia tăng các tính chất của sơn như: tăng độ cứng, bóng của màng sơn, kiểm soát độ láng, thời gian khô của sơn, và nhiều tính chất khác…Các loại bột độn (chất độn sơn) thường được dùng như: Kaolin, Titan Dioxide, Carbonate calcium…

  • Bột màu: nguyên liệu màu được sử dụng trong sơn thông thường sẽ ở dạng bột mịn. Bộ màu sẽ tạo nên màu sắc và đảm bảo độ che phủ cho sơn. Và nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến độ bóng và độ bền của màng sơn. Bột màu có hai loại là màu tự nhiên và màu tổng hợp.

  • Phụ gia: là các chất hóa học với công thức riêng. Tùy thuộc theo từng dòng sơn cụ thể.

  • Dung môi: Là dung dịch hòa tan nhựa và pha loãng sơn. Các đặc tính của nhựa có trong sơn sẽ quyết định loại dung môi được sử dụng.

Sau khi trộn các thành phần lại với nhau tùy theo tỷ lệ từng loại sơn sẽ tạo thành hợp chất đóng rắn có độ bền cực cao.

3. Phân loại sơn Epoxy

Tùy theo chức năng và cấu tạo mà người ta có thể chia sơn Epoxy thành các nhóm khác nhau. Ngoại trừ chia theo 1 thành phần hay 2 thành phần như phía trên thì sơn Epoxy còn được chia theo thành phần gốc dầu và gốc nước hoặc được chia theo tính năng sử dụng.

3.1. Phân loại theo thành phần

3.1.1. Sơn Epoxy gốc dầu

Sơn Epoxy gốc dầu là sản phẩm thường gặp, chiếm hầu hết toàn bộ những sản phẩm sơn Epoxy đang có mặt trên thị trường Việt Nam.

Loại sơn này có độ bóng và độ bền cao, thường được ứng dụng rộng rãi trong các bề mặt nhà xưởng, tầng hầm nhà xe, bề mặt tàu thuyền và các bề mặt kim loại khác…

Tuy nhiên, do sản phẩm gốc dầu nên rất dễ cháy khi chưa đóng rắn, đồng thời phải áp dụng các biện pháp an toàn cho sức khỏe trong lúc thi công. Thời gian hoàn thiện và đi vào sử dụng bề mặt sơn epoxy cũng mất vài ngày tùy theo từng thương hiệu sản phẩm.

3.1.2. Sơn Epoxy gốc nước

Sơn Epoxy gốc nước là sản phẩm được cải tiến nhiều tính năng vượt trội hơn nhằm khắc phục các nhược điểm của sơn Epoxy gốc dầu.

Ưu điểm vượt trội của loại sơn này là khả năng kháng khuẩn cực tốt và an toàn trong quá trình thi công. Do đó loại sơn này thường được sử dụng làm bề mặt sàn cho những nơi có yêu cầu cao về an toàn thực, chất lượng sản phẩm như xí nghiệp sản xuất thuốc, xưởng chế biến thực phẩm, đồ uống…

3.2. Phân loại theo chức năng

3.2.1. Sơn Epoxy tự san phẳng

Sơn Epoxy tự san phẳng là loại sơn không cần sử dụng dung môi và có khả năng tự cân bằng và san phẳng theo địa hình. Ngoài ưu điểm trên sản phẩm còn có khả năng chịu được độ ăn mòn axit, kháng khuẩn, chống thấm nước, thấm dầu cao...

3.2.2. Sơn Epoxy chống thấm

Sơn Epoxy chống thấm bao gồm bộ sơn lót và sơn phủ chống thấm được sử dụng cho hồ nước thải, hồ nước sinh hoạt, sơn mái của các tòa nhà, và các xưởng sản xuất nhờ có khả năng chống nước cao. Đồng thời, loại sơn này còn có tính đàn hồi cùng với sự giãn nở theo nhiệt độ nên có thể sử dụng được ngoài trời.

3.2.3. Sơn Epoxy chống tĩnh điện

Đây là loại sơn có khả năng chống tĩnh điện cao, tạo độ an toàn và phòng chống gây cháy nổ do chập điện, Nên loại sơn này thường được sử dụng phổ biến cho các không gian nhà xưởng chuyên sản xuất các thiết bị, và linh kiện điện tử, máy móc, với dây điện và mạng lưới điện chằng chịt.

3.2.4. Sơn Epoxy kháng hóa chất

Loại sơn Epoxy này đóng vai trò như là một lớp Epoxy sửa chữa bề mặt hiệu quả. Với khả năng chống hóa chất tốt, tính vệ sinh cao, dễ lau chùi nên nó thường được lựa chọn để sử dụng trong bồn chứa hóa chất, khu hóa chất, bể xử lý nước thải hay những cơ sở sản xuất hóa chất các loại,…

4. Ưu nhược điểm của sơn Epoxy

Là sản phẩm chất phủ được ứng dụng nhiều trong các ngành công nghiệp, nhà máy, nhà xưởng và những công trình đặc biệt nên sơn Epoxy đòi hỏi những yêu cầu cao trong thi công, đồng thời cũng có những ưu nhược điểm riêng.

4.1. Ưu điểm

  • Khả năng chống rỉ sét, hóa chất tốt.

  • Sơn Epoxy có đặc tính rắn và dai nên chịu được tải trọng lớn rất tốt.

  • Màn sơn bóng và liền mạch nên hạn chế tối đa khả năng bị bám bẩn bởi dầu mỡ và hóa chất, đồng thời rất dễ lau chùi.

  • Độ ma sát, bám dính tốt nên an toàn trong quá trình vận hành cũng như di chuyển.

4.2. Nhược điểm

  • Sơn Epoxy có mức giá rất cao so với các loại sơn thông thường khác.

  • Bề mặt vật liệu cũng như kỹ thuật thi công đòi hỏi phải đạt chuẩn và đúng quy định mới đạt chất lượng cao và an toàn.

  • Thời gian hoàn thành và đưa vào sử dụng lâu hơn các loại sơn khác.

​Những thông tin vừa rồi hy vọng giúp được quý khách có những thông tin hữu ích về sơn Epoxy. Nếu quý khách có nhu cầu về sơn Epoxy hay sơn dầu chống rỉ hãy liên hệ đến Paintmart để nhân viên tư vấn cung cấp đến quý khách bảng giá sơn Epoxy chống rỉ cập nhật mới nhất nhé.

Nguồn: Paintmart.vn

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ THÀNH VẠN PHÁT
HỆ THỐNG SIÊU THỊ SƠN CHÍNH HÃNG PAINTMART

Chi nhánh 1: 439/13 Lê Văn Quới, P. Bình Trị Đông A, Q. Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh
Chi nhánh 2: D10/8 Ấp 4, Quốc lộ 1A, Xã Bình Chánh, Huyện Bình Chánh, Tp. Hồ Chí Minh
Website: paintmart.vn   Tổng Đài: 1900 234 535
Hotline: 0902 359 377 / 0934 060 067 .  Điện thoại: 02866 810 415